KINH NGHIỆM NGHIỆM THU TRẦN THẠCH CAO

Tiêu chuẩn nghiệm thu khung xương trần thạch cao là công việc đòi hỏi tính chính xác mà tiêu chuẩn nghiệm thu cụ thể là khung xương phải đáp ứng khoảng cách, sức chịu tải, ngoài ra còn yêu cầu khắt khe hơn như độ dày của thanh U – V, kết cấu từng loại xương sao cho phù hợp với công trình.

Bài viết này chúng tôi giới thiệu về tiêu chuẩn nghiệm thu và các bước nghiệm thu khung xương trần thạch cao từ đó biết được khung xương thạch cao loại nào tốt và đánh giá được chất lượng công trình có đạt yêu cầu hay không.

  1. Vai trò khung xương trần thạch cao

Khung xương chính là bộ phận quyết định tính ổn định của trần, một hệ khung đúng tiêu chuẩn sẽ hạn chế được hiện tượng trần thạch cao bị nứt hay võng về lâu dài.

Nhưng trong thực tế ít nhà thầu nào làm được đúng với tiêu chuẩn khung xương vì liên quan đến vấn đề chi phí, ngoại trừ những công trình dự án có các bước nghiệm thu khắt khe

Cho nên, để đảm bảo trần thạch cao vừa đẹp vừa phải chất lượng đúng chuẩn, thì bạn phải biết và nắm được những tiêu chuẩn nghiệm thu khung xương trần thạch cao.

Trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của trần thạch cao thì có 2 yếu tố cần được đánh giá, về sức chịu tải của xương và độ bền, độ biến dạng của tấm. Để trần thạch cao được đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn mà bộ xây dựng đặt ra thì trước hết phải xác định tiêu chuẩn từ khi lên khung xương xem có sai ở phần nào không, loại xương có đáp ứng được yêu cầu không…

Đây là điều bắt buộc nhất là những công trình lớn đòi hỏi sức chịu tải, tuổi thọ công trình như hội trường, khách sạn, trung tâm thương mại…

Kích thước tiêu chuẩn bố trí khung xương thạch cao

Cách tính xác định tiêu chuẩn nghiệm thu có thể tham khảo những vấn đề sau đây:

  • Tiêu chuẩn độ dày khoảng cách phần khung xương cá thông thường là: 800 ~ 1200 (mm). Tùy theo yêu cầu đặc điểm công trình của chủ đầu tư (CĐT) mà kích thước này có thể thay đổi nhằm đảm bảo khung xương đủ khả năng chịu sức nặng. Thường có thể giảm khoảng cách nhưng cũng không được giảm nhiều quá gây tác động tiêu cực đến công trình.
  • Trường hợp là U gai có khoảng cách tiêu chuẩn: 406 (mm). Khoảng cách này đã được tính toán để phù hợp với các bước khớp được định hình trên thanh xương cá. Độ dày này đủ phù hợp để bắn 3 hàng vít dọc và tạo khoảng cách ghép các tấm thạch cao với nhau. Ty treo có khoảng cách 800 ~ 1200 (mm).

Tiêu chuẩn nghiệm thu khung xương trần thạch cao bao gồm

  1. Khoảng cách treo ty
  2. Độ dày khung xương thạch cao thanh chính
  3. Khoảng cách khung xương phụ
  4. Kiểm tra sự chịu tải bằng cách treo vật nặng lên khung xương

1.     Quy trình nghiệm thu thi công trần thạch cao

Đối với công trình có đầy đủ bản vẽ kỹ thuật và độ phức tạp thì cần phải được nghiệm thu trước khi bàn giao, đây là yêu cầu bắt buộc mà khi làm trần thạch cao biết được để thi công đúng theo hồ sơ thiết kế, các bước nghiệm thu cụ thể như sau:

Bước 1: Kiểm tra quy cách và chủng loại vật tư như đã đúng trong hợp đồng.

Bước 2: Kiểm tra ty trần gồm ty treo + tăng đơ, khoảng cách giữa các dây treo, liên kết của ty treo; Kiểm tra khoảng cách khung xương trần; Kiểm tra độ thẳng, phẳng, sự ổn định của khung trần.

Bước 3: Kiểm tra mối nối giữa các tấm trần; Kiểm tra liên kết giữa các tấm trần và khung trần. Kiểm tra cao độ, độ phẳng, thẳng.

Kinh nghiệm khi nghiệm thu phần khung xương

Mỗi công trình xây dựng sau khi thi công hoàn tất phải cần được nghiệm thu để xem xét đánh giá độ chính xác và tiêu chuẩn đặt ra liệu rằng chất lượng công trình có đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế hay không.

Đối với trần thạch cao cũng không ngoại lệ, cần phải nghiệm thu tỉ mỉ nhằm đánh giá kiểm tra liệu có sai phần nào không, để sau khi bàn giao không làm ảnh hưởng đến người sử dụng. Đây là những kinh nghiệm thực tế mà bất kỳ ai cũng phải nắm được.

Nếu có khó khăn trong việc nghiệm thu và lập bảng nghiệm thu khung xương trần thạch cao vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được thủ tục trọn gói đúng tiêu chuẩn đặt ra.

2.     Hồ sơ nghiệm thu khung xương thạch cao gồm có những gì

Bước nghiệm thu khung xương vô cùng quan trọng đối với công trình có yêu cầu đòi hỏi khắt khe, để thủ tục thanh toán hợp lệ cũng như thực hiện được công việc tiếp theo được suôn sẻ quý vị cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  1. Chứng chỉ vật liệu đầu vào
  2. Biên bản nghiệm thu vật liệu
  3. Bản vẽ thiết kế
  4. Bản vẽ Shopdrawing
  5. Bản vẽ hoàn công
  6. Và có thể thêm nhật ký công trình
3.     Kết luận

Mặc dù khung xương trần thạch cao rất quan trọng nhưng không phải chỉ nó ảnh hưởng đến tuổi thọ của trần thạch cao mà phải đi kèm đến chất lượng tấm, độ khô ráo trần và thợ thi công

Nếu làm tốt những điều trên thì bạn không cần lo lắng đến sự cố hư hỏng của trần nhà trong thời gian dài về sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *