Cách xử lý Trần thạch cao bị nứt

Cách xử lý trần thạch cao bị nứt bằng bột

Cách xử lý trần thạch cao bị nứt đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được đó chính là sử dụng bột mối nối. Bạn hãy thực hiện các bước sau:

·         Bước 1: Trộn bột xử lý với tỷ lệ chuẩn là 2:1

Tỷ lệ chuẩn mà các chuyên gia khuyến cáo là trộn bột với tỷ lệ 2 phần nước và 1 phần bột. Bạn phải trộn đều tay không được để tình trạng vón cục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sửa chữa, tốt nhất là nên tuân thủ theo quy định và tỷ lệ đã được kiểm tra.

·         Bước 2: Tiến hành trét bột vào vết nứt

Sau khi trộn bột thành công theo tỷ lệ thì việc tiếp theo là bạn sẽ tự tiến hành xử lý vết nứt trần thạch cao. Đeo găng tay bảo hộ và bắt đầu trét bột dọc theo vết nứt, những phần nào nứt to, hay tấm thạch cao bị cong, vênh thì cần một lượng bột nhiều hơn. Nên phủ ngang tầm 10mm cho tất cả vết nứt cùng với mối nối giữa các tấm thạch để đảm bảo hiệu quả lâu dài nhất

·         Bước 3: Dán băng dính và khu vực bột vừa trét

Khi bạn đã thực hiện việc trét bột vào vết nứt xong thì tiếp tục lấy băng dính vào khu vực đó. Lưu ý nên dán phủ đều vào vị trí khe nối đã phủ bột và dùng một con dao miết thẳng cho bột dính chặt vào trong những vết nứt. Chờ trong khoảng 2 tiếng cho lớp bột trở nên đông kết thì tiếp tục trét lớp bột thứ 2 dầy hơn lớp bột đầu tiên khoảng 5mm là được.

·         Bước 4: Trét lớp bột thứ 3 vào vết nứt

Khi trét lớp bột thứ 2 xong thì bạn cũng cần phải chờ cho bột đông kết lại mới tiếp tục phủ bột lần 3. Đây là lớp bột phủ cuối cùng nên đòi hỏi bạn phải có sự trau chuốt và cẩn thận để trần nhà của bạn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Trét đều phủ kín và miết thẳng là bạn gần như đã hoàn thành xong các công đoạn sửa chữa vết nứt một cách đơn giản.

·         Bước 5: Vệ sinh lại bề mặt trần thạch cao

Để cho trần nhà thạch cao của bạn đẹp như mới thì sau khi khắc phục cần phải vệ sinh theo đúng quy định. Chỉ sử dụng giấy nhám mịn để vệ sinh và loại bỏ những lớp bột thừa trên trần và tạo cho bề mặt được mịn màng hơn. Đây là cách  trần thạch cao bị nứt đơn giản nhất, để đẹp hơn thì bạn có thể sơn màu vào vị trí đó theo ý muốn để che lỗi.

Cách xử lý trần thạch cao bị nứt bằng keo chuyên dụng Silicon

·         Bước 1: Chuẩn bị những vật liệu cần thiết nhất

Vật liệu không thể thiếu để xử lý trần thạch cao bị nứt đó là keo Silicon, bên cạnh đó cần chuẩn bị thêm dao rạch giấy, sơn màu, lưới giấy ráp và bột bả.

·         Bước 2: Tiến hành rạch rộng vết nứt trên trần ra

Khác với cách xử lý trần thạch cao bị nứt bằng bột mối nối thì với cách này bạn cần phải rạch rộng vết nứt ra. Sử dụng dao rạch giấy để nhẹ nhàng rạch rộng vị trí trần thạch cao đang bị nứt với chiều rộng vào khoảng từ 3 đến 4mm là phù hợp nhất. Lưu ý là nên rạch theo đường của vết nứt để không làm ảnh hưởng đến các tấm thạch cao khác của trần.

·         Bước 3: Bơm keo Silicon trực tiếp vào vết nứt

Bước tiếp theo bạn tiến hành dùng keo Silicon bơm trực tiếp vào các vị trí nứt đã được rạch trên trần thạch cao. Keo rất nhanh khô nên trong quá trình bơm bạn cần nhanh chóng miết cho phẳng vào mặt trần để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất. Khi keo khô rồi thì thực hiện gắn lưới vào và dùng bột bả chít lại vết nứt đó, dùng giấy ráp vệ sinh cho bề mặt được mịn và đẹp hơn.

·         Bước 4: Sơn lại trần theo ý muốn

Sau khi thực hiện bơm keo Silicon thì gần như là bạn đã hoàn tất được quá trình sửa chữa trần bị nứt thành công. Chỗ trần đó nếu để nguyên thì sẽ rất mất thẩm mỹ nên tốt nhất là nên sơn trần lại theo ý muốn. Với cách này thì sẽ không ai có thể phát hiện được trần nhà của bạn đang bị hỏng hóc và phải sửa chữa.

Nguồn: https://musk.vn/tin-tuc/cach-xu-ly-tran-thach-cao-bi-nut.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *