– Hiện nay, trong thi công thiết kế và trang trí nội thất, trần thạch cao được sử dụng khá phổ biến. Trần thạch cao không những có mẫu mã đa dạng, chi tiết hoàn thiện mà tính thẩm mỹ còn được đánh giá cao. Tuy nhiên, trần thạch cao vẫn tồn tại một số nhược điểm cần được chú ý khắc phục. Bài viết dưới đây xin trình bày các vấn đề cụ thể về ưu điểm và nhược điểm trần thạch cao.
Trần thạch cao là một loại vật liệu dùng để làm trần. Vật liệu chủ yếu cấu tạo nên trần thạch cao là thạch cao nguyên chất, được tạo thành các tấm, miếng ghép lại với nhau thành kết cấu trần. Trần thạch cao được sử dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi-măng… và các vật liệu xây dựng truyền thống khác, mang lại sự hợp lý và vẻ đẹp cho không gian sống.
Ưu điểm trần thạch cao như thế nào?
Ưu điểm của trần thạch cao:
– Trần thạch cao ngày càng ứng dụng nhiều hơn trong các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, các trung tâm thương mại, khu văn phòng… với đặc tính thi công nhanh gọn, dễ tháo lắp mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu trần nhà.
– Vật liệu thạch cao không chứa các chất độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
– Một đặc tính nổi bật không thể không kể đến nữa của trần thạch cao đó là các chỉ số kỹ thuật như: chống cháy, chịu nhiệt, cách âm, tiêu âm, chống ẩm…
Trần thạch cao đảm bảo tính thẩm mỹ, mẫu mã đa dạng, có thể sơn, treo các vật dụng trang trí, tạo phong cách và vẻ đẹp riêng cho không gian nhà bạn.
– Phổ biến hiện nay có hai loại trần thạch cao đó là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Mỗi loại trần lại có những ưu điểm, khuyết điểm riêng. Nếu như trần thạch cao nổi có ưu điểm là dễ tháo dỡ thì tính thẩm mỹ của nó lại không bằng trần thạch cao chìm và ngược lại
Ưu điểm trần thạch cao nổi:
– Dễ tháo lắp, dễ thi công do cấu tạo khung xương và các tấm thạch cao, rút ngắn được thời gian thi công;
– Có thể che các khuyết điểm của trần nhà một cách tinh tế, khéo léo;
– Thích hợp cho những không gian trần cao, rộng, thoáng, không gian có diện tích lớn hoặc quá trống trải.
Ưu điểm trần thạch cao chìm:
– Đẹp, phẳng, mịn, có thể tạo nhiều hoa văn trang trí;
– Mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao, nếu như không quan sát kỹ sẽ rất dễ nhầm tưởng là trần thật;
– Chịu lực tốt hơn, có thể dễ dàng kết hợp với đèn trang trí, dễ dàng cắt ghép, uốn cong phù hợp với nhiều loại không gian có các đặc điểm khác nhau.
Nhược điểm của trần thạch cao:
– Trần thạch cao có một nhược điểm nổi bật nhất là kỵ nước, nếu bị ngấm nước sẽ làm trần có màu ố vàng, nhanh hỏng vì vậy đòi hỏi phải chống thấm tốt cho trần khi thi công;
– Màu sắc của trần thạch cao thường là màu trắng, do đó nó không phù hợp với các không gian đa dạng màu sắc;
– Đối với trần thạch cao nổi, nhược điểm của nó là không thể treo các vật trang trí nặng, sẽ dễ gậy sụt, bể trần;
– Đối với trần thạch cao chìm, nhược điểm lớn nhất là khó sửa chữa nếu có hư hỏng một số tấm ghép trần, nếu trần bị ố màu hay hư hại thường sẽ phải tháo dỡ cả trần ra để sửa chữa.
Một số lưu ý khi thi công trần thạch cao:
– Từ những ưu nhược điểm trần thạch cao như trên, khi thi công trần thạch cao cần có một số lưu ý sau:
– Kiểm tra kỹ mái nhà trước khi thi công, chống dột, chống thấm tốt cho mái nhà tránh để nước làm hư hại tới trần thạch cao;
– Thạch cao khi sử dụng trong một thời gian dài có đặc tính là co lại, gây nên các vết nứt trên trần nhà, nhất là những vị trí có sử dụng xi-măng, đặc biệt là đối với trần chìm, sẽ gây mất mỹ quan, giảm giá trị của trần. Do đó, khi xuất hiện các vết nứt cần phải xử lý ngay;
– Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tấm trần thạch cao, vì vậy cần phải lựa chọn những tấm trần thạch cao chất lượng, có khả năng chịu tác động của nước. Tùy vào từng loại mái nhà mà lựa chọn loại trần cho phù hợp để đạt được hiệu quả chất lượng cũng như thẩm mỹ cao nhất.