Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường hữu hiệu để khắc phục các vấn đề về môi trường hiện nay, nhưng tại Việt Nam thì việc đón nhận lại chưa được phổ biến nhiều. Vậy khó khăn trong việc sử dụng Vật liệu xanh là gì?
Vật Liệu Xanh là gì?
Vật liệu xanh được định nghĩa là loại vật liệu có trách nhiệm với môi trường. Nó có thể tái chế được hoặc phân hủy xanh. Từ khâu sản xuất vật liệu đến khi hết hạn sử dụng các vật liệu này đều không tác động tiêu cực đến môi trường.
Những loại vật liệu này giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, thi công, sử dụng và khi phá dỡ công trình.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì vật liệu xanh có khả năng tái chế rất cao, dể sử dụng. Tuổi thọ của các vật liệu này khá dài, nhờ đó thời gian sử dụng lâu hơn. Hơn nửa, nó giúp chủ nhà giảm chi phí xây dựng một cách tối đa do đặc tính có thể tái sử dụng được sau khi phá dỡ công trình.
Hiện nay có 4 loại vật liệu xanh sử dụng nhiều nhất trong xây dựng là: Gạch không nung, Xốp cách nhiệt XPS, tôn lợp hữu cơ và bê tông nhẹ.
Thực trạng sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam:
Nhiều loại VLXD xanh được khuyến khích sử dụng, nhưng phổ biến nhất là loại VLXD không nung. Nguyên liệu sản xuất được lấy từ phế thải công nghiệp, có khả năng tái sử dụng và dể tiêu hủy sau khi không còn công năng.
Trong những năm qua, Chính phủ và Quốc hội cũng đã thông qua nhiều chính sách khuyến khích sử dụng VLXD mới, thân thiện với môi trường như Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Chính phủ cũng đã đồng ý phê duyệt Quyết định chương trình 567 về phát triển vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch nung đạt tỷ lệ 20-25 % trong năm 2015, 30 – 40% trong năm 2020 và hàng năm sử dụng 15 – 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện và tro xỉ lò cao). Để sản xuất vật liệu không nung, tiết kiệm 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm hécta đất để chứa phế thả; tiến tới xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch đất nung bằng lò thủ công.
Hiện nay, VLXD đã sản xuất được nhiều loại vật liệu thông minh, thân thiện với môi trường.
Trong hội thảo giải pháp phát triển bền vững sản xuất và sử dụng vật liệu xanh trong hội chợ Vietbuild TPHCM năm 2014 Chủ tịch hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, ông Trần Tiến Huynh cho biết: nguyên nhân sử dụng vật liệu xanh của nước ta còn kém trong những năm qua là do: Chương trình 567 (Chương trình phát triển Vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020) ra đời vào đúng lúc kinh tế suy thoái, đầu tư công bị cắt giảm, thị trường bất động sản lâm vào khó khăn nên vật liệu xây dựng bị thu hẹp.
Việc đầu tư sản xuất bê tông bọt, bê tông bọt khí ACC bước đầu phát triển nóng với trình độ thấp, trang thiết bị chưa đồng bộ dẫn đến chất lượng mẩu mả chưa cao, không ổn định. Khi đưa sản phẩm vào xây dựng thì không tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật vữa xây, vữa trát không đạt chất lượng. Tay nghề của thợ chưa được đào tạo dẫn đến chất lượng công trình chưa tốt như tường bị nứt, gây tâm lý hoài nghi về sản phẩm, ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ.
Có thể thấy mặc dù Vật liệu xanh mang đến rất nhiều lợi ích cho con người và môi trường nhưng ở nước ta sự đón nhận của thị trường chưa cao.
Những khó khăn trong việc sử dụng Vật liệu xanh trong xây dựng
Tuy mang lại nhiều lợi ích so với vật liệu truyền thống, nhưng việc đưa vật liệu xanh vào thị trường xây dựng vẫn còn những khó khăn nhất định
Giá thành cao: Hầu hết các vật liệu xanh đều có giá thành cao hơn so với vật liệu truyền thống. Điển hình như gạch không nung có giá thành cao hơn gạch nung truyền thống vì vậy trong thi công họ kết hợp giữa gạch nung và gạch không nung để giảm chi phí xây dựng cũng như dần hướng đến lối sống xanh hơn.
Tâm lý ngại đổi mới: Tâm lý đã quen với cái củ, ngại đổi mới đồng bộ khiến chủ đầu tư không muốn mạo hiểm thay đổi. Điều này cũng bị ảnh hưởng bới kiến thức hạn chế của chủ đầu tư về vật liệu xanh .
Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền về Vật liệu xanh chưa đủ mạnh và hấp dẫn để tạo thị trường vật liệu xanh phát triển. Người tiêu dùng chưa hiểu về nhãn sinh thái, ít quan tâm sản phẩm mình sử dụng có ảnh hưởng hoặc có thân thiện với môi trường không.
Giải pháp khắc phục trong việc khó khăn sử dụng Vật liệu xanh
Để cải thiện tình trạng này cần có biện pháp cụ thể không chỉ trước mắt mà còn trong tương lai gần.
Đối với cơ quan, bộ ban ngành:
- Hoàn thiện các cơ chế chính sách cụ thể, đặc biệt là chính sách sản xuát và tiêu thụ vật liệu xanh.
- Ban hành các loại vật tư thiết bị để sản xuất vật liệu xanh trong nước chưa thể sản xuất được. Miễn thuế nhập khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư sản xuất chủng loại vật liệu này.
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề đưa nội dung kỹ thuật thi công vật liệu xanh vào chương trình đào tạo nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cung cấp cho các công trình.
Về phía các doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp phải đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ tiên tiến kỹ thuật hiện đại.
- Đổi mới thiết bị nâng cao quá trình tự động hóa
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo độ chính xác, đồng đều về quy cách sản phẩm
- Đa dạng hóa mẩu mã sản phẩm để phù hợp với nhu cầu xây dựng trong nước.
Theo GBS (Green Building Solution) congtrinhxanhvn.com
Do you mind if I quote a couple of your articles as long as I provide credit and
sources back to your webpage? My blog is in the exact same niche
as yours and my visitors would truly benefit from a lot of the information you present here.
Please let me know if this okay with you. Appreciate it!
ok,