Các nguyên nhân gây nứt trần và vách thạch cao

Trần thạch cao hiện là lựa chọn của rất công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trần thạch cao đẹp, hiện đại và đem đến vẻ sang trọng cho căn nhà. Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng có hiện tượng trần thạch cao bị nứt, trần xệ (ở một vài nơi) hoặc gợn sóng trần thạch cao. Các vết nứt dù to hay nhỏ trần thạch cao sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình. Tuy không mang đến những nguy hại về người, nhưng nó gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và cảm giác rất khó chịu. Hãy tìm hiểu một số nguyên nhân dưới đây:

  •  Thiết kế trần thạch cao không đúng tiêu chuẩn

Không phải kiến trúc sư nào cũng thiết kế các mẫu trần thạch cao đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất được. Nó phụ thuộc vào mẫu thiết kế, địa hình nhà vuông, tròn,… Các mẫu trần thạch cao thường được thiết kế theo kinh nghiệm nhưng chưa hẳn đúng trong các kiểu trần thạch cao mới mà chủ nhà yêu thích.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, một hệ thống khung xương trần thạch cao chắc chắn và đồng bộ với nhau cần có:

  • Ty treo: đường kính đúng tiêu chuẩn, khoảng cách treo ty, thanh chính, thanh phụ phải đúng quy chuẩn thi công công trình.
  • Tấm thạch cao: Kích thước 1220 x 2440 x 10mm, các tấm được lắp so le với nhau và không được trùng mạch. 
  •  Sử dụng vật liệu làm trần thạch cao không tương đồng với nhau

Hiện nay có khá nhiều hãng vật liệu trần thạch cao đang sử dụng. Nếu sử dụng không đồng nhất 1 loại vật liệu sẽ có thể tạo nên những tác hại như sau: 

  •  Mỗi hãng khác nhau có độ dày trần thạch cao khác nhau như: 9mm hoặc 10mm. 
  •  Không sử dụng móc treo thì sử dụng dây thép D4 trong cùng một khu vực. 
  •  Nơi sử dụng V góc hoặc Z bắn sát tường, nơi lại không sử dụng. 
  •  Dùng keo dán các khớp nối của 2 tấm thạch cao, nơi thì không. 
  •  Dùng bột lăn chống nứt không cùng nguồn gốc với thạch cao. 

–  Thi công trần thạch cao không đúng kỹ thuật

– Quá trình thi công trần thạch cao không khó nhưng yêu cầu cần đảm bảo chất lượng và phù hợp với bản vẽ thiết kế. Nếu đội thợ thi công không đảm bảo thi công đúng kỹ thuật về khoảng cách giữa phần xương chính và xương phụ, khoảng cách ty treo, việc khoan lỗ bắn tắc kê theo ty, hay sử dụng vít quá nhỏ so với khối lượng cần thiết, điều này làm cho hệ xương không ổn định dẫn đến hiện tượng có thể gây rạn nứt trần. 

– Dùng bột xử lý mối nối giữa 2 tấm trần thạch cao không phù hợp

Trần thạch cao hiện nay cũng có nhiều loại khác nhau và ở từng loại sẽ có loại bột sử lý mối nối riêng. Nhưng khi dùng trần thạch cao chống ẩm trong nhà tắm, bạn phải sử dụng bột xử lý mối nối dành cho thạch cao chống ẩm. 

 Nhưng đơn vị thi công đã dùng bột này trên loại trần bình thường như thế sẽ không hợp lý và không đảm bảo vệ sinh. Vị trí đó cũng có thể dẫn đến những khe hở ở mối nối trần thạch cao. 

  • Nhiệt độ, độ ẩm môi trường biến thiên liên tục.

Tình trạng nứt trần thạch cao cũng có thể do nhiệt độ và độ ẩm của mái nhà bị biến đổi liên tục. Do kê trần thạch cao gần với mái nhà hoặc không có giải pháp che chắn, chống nóng phù hợp. Từ đó dẫn đến sự giãn nở của nhiệt độ và làm nứt. 

Ngoài ra, có những nguyên nhân khách quan gây nứt trần thạch cao như: Bị gió lùa, trần nhà bị ngấm nước, thợ thi công không đủ trình độ, … Những điều này sẽ tác động trực tiếp lên trần thạch cao và khiến chúng bị nứt. 

Cách khắc phục trần thạch cao bị nứt

Cách khắc phục trần thạch cao bị nứt hữu hiệu nhất đó là giảm thiểu được các nguyên nhân gây nên hiện tượng bị nứt trên. Suy cho cùng việc lựa chọn được một nhà thầu có uy tín là điều then chốt ở đây. Bởi vậy khâu lựa chọn nhà thầu ngay từ ban đầu rất quan trọng.

 Trường hợp phát hiện những vết nứt trên trần thạch cao, chúng ta nên liên hệ với đơn vị thi công để được yêu cầu bảo hành hoặc sửa chữa. Trường hợp không còn bảo hành, bạn nên kiểm tra thật kĩ xem tình trạng bị nứt có nghiêm trọng hay không? Nếu số lượng vết nứt nhỏ không đáng kể thì chờ kết hợp sửa chữa nhà cùng với những vật dụng khác trong nhà. 

 Nếu mật độ đường nứt dày đặc và rõ bạn nên gọi ngay các đơn vị sửa chữa nhà để khảo sát và tư vấn phương án cũng như kinh phí sửa nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *